Cở sở, điều kiện tự nhiên trong thiết kế nhà ở hiện đại (P2)

Điều kiện vể khí hậu
Về mặt địa ỉý – khí hậu bao gồm nhiều mặt khác nhau: nhiệt độ, lượng mưa, áp suất không khí, hướng gió. thành phần không khí, chế độ cliiếu nắng… thay đổi theo từng mùa và từng ndi xây dựng công trình (gần hỗ nước. sông ngòi, núi…). Điều quan trọng của nhân tô” khí hậu là gió và nắng. Chúng có ảnh hưởng nhiều đến các giải pháp kiến trúc đặc biệt là nhà ở. Tuy nhiên các nhân tô” này lại ít biến đổi lốn theo thời gian, dề nắm bắt và sử dụng bền vững.
Nước ta thuộc khí hậu nhiệt đổi nóng – ẩm mà độ ẩm cao sẽ ảnh hưởng đến vật liệu xây dựng (phá hỏng nhanh) và quan trọng hơn,nó chi phối quá trình trao đổi nhiệt giữa cơ thể con người vối môi trường xung quanh. Nắng mang nhiệt lượng lớn, chiếu thẳng xuốiig công trình có thể nung nấu bầu khí quyển trong nhà. Trong những ngày hè nhà ở thường cần có nhiều gió. cần chông nóng, trưóc hết là trên mái (nơi bị chiếu nắng nhiều nlỉât) và các mặt tường hướng Tây và Nam, cần được thông gió tích cực để thoát không khí ẩm và nóng. Có thể dùng các biện pháp tự nhiên hoặc kỹ thuật để đạt được mục đích, nhưng cơ bản vẫn là chọn điíỢc hướng nhà thích hợp.
Về phần này chúng ta cần chú ý đến:
♦ Hướng của công trình
Nhà ở có hướng tốt là nhà có các phòng ngủ, phòng làm việc và sinh hoạt chính không bị chiếu nắng trực tiếp, đón được gió tốt và hưởng thụ được phong cảnh đẹp. Trong thực tê”, không có nhiều công trình mà mọi phòng đều đạt được tất cả những yêu cầu ấy. Trong trường hợp đó, phải dùng các biện pháp chọn ưu tiên sau khi tính toán cụ thể tầm quan trọng của từng phòng.
♦ Thông giỏ tự nhiên
Gíó được tạo ra bởi sự chênh lệch áp suất không khí. Có thể có gió trực tiếp (từ ngoài trời vào phòng) hay gió gián tiếp (qua sân trong, qua các phòng khác hay qua hành lang…). Trong một sô” trường hợp người ta tạo gió bằng cơ điện – gọi là gió nhân tạo. Việc chọn nguồn tạo gió có lợi cho tâm sinh lý con người cần phải được suy tính vì nó có liên q uan đến kinh tê” và thẩm mỹ của công trình. Trong nhà ở người ta ưu tiên thông gió tự nhiên cho các phòng ở.
♦ Chống nóng
Ở đây vấn đề cơ bản là chắn được nắng gắt từ ngoài tròi vào nhà bằng nliiều cách như: dùng các loại tấm chắn, mái hắt (ô văng) mái hiên, lô gia, giàn hoa trên mái, chớp gỗ hay nhựa polyme, kim loại hoặc mành mành (cố’định hay di động), tường phản xạ, dùng mặt nước để cải tạo vi khí hậu và dùng màu trắng hoặc sáng để giảm mức hấp thụ nhiệt tăng lượng nhiệt phản xạ. Có thể tăng bề dày kết cấu, bổ sung lốp cách nhiệt để tường, mái, lâu bị nóng khi mặt trời chiếu vào. Tuy nhiên biện pháp này có nhược điểm là khi bị nóng lên thì sẽ truyền nhiệt rất mạnh và giữ nhiệt lâu sau khi nguồn nhiệt tắt. Một giải pháp khác được áp dụng là dùng đệm không khí giữa hai lốp vật liệu như tường mái hai lốp (biện pháp này sẽ làm tăng tải trọng nhà và cấu tạo tôn kém hơn).
Ngoài ra, còn có những cách khác để đạt được yêu cầu cách nhiệt tốt, song lại phát sinh những điều bâ’t lợi. Ví dụ: dùng cây cảnh nhỏ, thảm cỏ trên mái hoặc lâp nước chứa trên mái, phun nước hoặc cung cấp nước chảy đầy đủ và phải bảo dưỡng thường xuyên.
Việc nghiên cứu quỹ đạo mặt trời và những thay đổi có tính chu kỳ trong năm, xác định các tia nắng chiếu theo giờ trong ngày, tháng, mùa, giúp ta hoàn chỉnh các giải pháp chông nóng hợp lý và chuẩn xác.
♦ Chống mưa tạt, chống ẩm và che gió lạnh mùa dông
Do những điều kiện đặc biệt của khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, về mùa đông có gió lạnh (ở miền Bắc nước ta thiíờng xảy ra trong khoảng bốn tháng). Đó là gió mùa Đông Bắc mang theo độ ẩm cao nên đã rét lại giá buốt và thổi mạnh. Bõ trí các phòng hoạt động chính làm sao để có gió mát vê mùa hè, tránh được gió lạnh vể mùa đông là yêu cầu quan tâm đầu tiên. Đối vói nhà ở gia đình phải chông lạnh các phòng chính (phòng ngủ. phòng khách, phòng sum họp gia đình…).
Tại một sô nước xứ lạnh, về mùa đông, người ta còn dùng các giải pháp kỹ thuật – nhân tạo để chống lạnh như hệ thông lò sưởi bằng đốt củi, cấp hơi nước nóng, hơi gas hay bằng nguồn điện… Các giải pháp này có thiết bị kèm theo nên phải chú ý tỏi hình dáng, kích thước, màu sắc, chi tiết để không làm ảnh hưởng tới thẩm mỹ kiến trúc và các ảnh hưởng khác nữa (tạo độ ẩm lỏn nếu dùng hệ thống sưởi bằng hơi đốt – gas).
Kill nghiên cứu về điều kiện khí hậu, người kiến trúc sư còn cần nghiên cứu về độ ẩm và chê độ mưa. Chông ẩm là một yêu cầu quan trọng trong nhà ở (nhất là ở miền Bắc Việt Nam).
Độ ẩm cp được chia ra làm hai loại:
• Độ ẩm tuyệt đổì (được đo bằng trị số gam hơi nước / trọng lượng đơn vị không khí)
• Độ ẩm tương đối (được đo bằng phần trăm lượng hơi nước có trong đơn vị không khí ở trạng thái bão hòa hơi nưóc )
Ở Việt Nam: <p = 65 -i- 100%.
Ở châu Âu: <p = 50 1- 65%.
♦ Chỏng thấm dột
Để khắc phục được sự thấm dột trong nhà ở, người kiến trúc sư cần tạo nên những kết câ’u bao che có hiệu quả, và để làm tốt điểu này thì cần phải nắm được chê độ mưa từng vùng, từng mùa, được biểu hiện bằng vũ lượng (cột cao mm) do một trận mưa lỏn hay tổng cộng các trận mưa gây ra trong năm, trong mùa.
Ở Việt Nam: thông thường từ 750 đến 1000 mm/năm tùy khu vực.
Khi nắm được rõ điều này, chúng ta sẽ có những giải pháp tốt về cấu tạo lốp cách nước và độ dốc mái tạo nên sự thoát nước nhanh, chông được sự thấm dột. Độ dốc mái phụ thuộc chất liệu lợp mái và kích thước tấm lợp.

Xem thêm: Bán nhà nhanh chóng. Dễ dàng. Đăng tin của bạn tại Bán nhà Hải Phòng

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *